Dùng AI dự đoán hành vi khách du lịch
Ngày 24.2, lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với cặp vợ chồng Nguyễn Anh Tuấn (39 tuổi) và Nguyễn Thị Nhớ (37 tuổi, cùng trú tại P.Tân An, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trong vụ lợi dụng mê tín dị đoan chiếm đoạt gần 100 tỉ đồng.Trước đó, Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện tại khu đất rẫy rộng lớn ở xã Ea Khal (H.Ea H'leo) có xây dựng 1 nhà thờ tổ và 6 tịnh thất để nhiều người dân từ nhiều tỉnh, thành phố đến ẩn tu.Qua điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk xác định khu đất hơn 6 ha này do Nguyễn Anh Tuấn và vợ là Nguyễn Thị Nhớ sở hữu, xây dựng các tịnh thất để dẫn dụ người dân về tu tập. Ngay sau đó, lực lượng chức năng cử 3 tổ công tác đến Bình Dương, TP.HCM và H.Ea H'leo khám xét nơi ở, nơi tu tập của vợ chồng Tuấn.Thông tin ban đầu, năm 2021, trong quá trình tu tập, vợ chồng này thấy nhiều người khá giả có mong muốn thực hiện nhanh việc tu tập để sớm đắc đạo nên nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Sau khi mua hơn 6 ha đất nông nghiệp tại thôn 3 (xã Ea Khal, H.Ea H'leo), vợ chồng Tuấn yêu cầu các bị hại nộp tiền xây dựng nhà thờ tổ và 6 thất để tu tập, giới thiệu các vật phẩm có tác dụng hỗ trợ việc tu tập nhanh đắc đạo. Những vật phẩm này được vợ chồng Tuấn thổi phồng là rất hiếm, khó tìm, có niên đại lâu đời, được nhiều sư tăng trên thế giới làm phép, để bán cho các bị hại với giá cao.Nhớ còn lập nhiều tài khoản đóng giả các sư phụ, sư mẫu đã tu đắc đạo, để nhắn tin dẫn dụ, ép buộc bị hại mua các đồ vật phục vụ cho việc tu tập. Vợ chồng này còn thuê người chôn giấu các đồ vật vào nhiều vị trí khác nhau tại khu đất trên, nói dối với bị hại là dùng phép di chuyển đến. Nhiều bị hại bỏ ra hàng chục tỉ đồng để mua các đồ vật từ Tuấn, Nhớ về tu tập. Quá trình khám xét, lực lượng chức năng thu giữ 10 giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất; 3 thẻ tiết kiệm với trị giá gần 12 tỉ đồng; 1 xe ô tô trị giá 2,7 tỉ đồng; hơn 100 triệu đồng tiền mặt; 2 xe mô tô; nhiều trang sức bằng vàng cùng hàng trăm đồ vật liên quan. Bước đầu, công an làm rõ, vợ chồng Tuấn, Nhớ dùng thủ đoạn tu tập đắc đạo để lừa đảo 3 bị hại, chiếm đoạt gần 100 tỉ đồng. Công an tỉnh Đắk Lắk đang tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý cặp vợ chồng này theo quy định của pháp luật.18 đơn vị tranh tài tại hội thao truyền thống Trường ĐH Cần Thơ năm 2024
Sẽ làm quà tặng cho đám cưới của thanh niên yếu thế, thanh niên miền núi, công nhân…
Bỏ đề xuất cá nhân chỉ được bán tối đa 5 căn nhà trong một năm
Gần đây, chủ đề phạt nguội được nhiều người quan tâm khi CSGT trích xuất camera đường phố để xử phạt vi phạm giao thông và người dân báo tin. Một số người rơi vào tình huống trớ trêu khi cho người khác mượn xe, sau đó bị phạt nguội.Theo chia sẻ, anh H.Anh (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho bạn là anh M.Q mượn xe ô tô 7 chỗ trong 2 ngày. Sau một thời gian, anh H.Anh tra thông tin phạt nguội trên website Cục CSGT thì phát hiện xe bị ghi nhận lỗi: Điều khiển xe chạy quá tốc độ trên 35 km/giờ và lỗi đỗ xe ở nơi có biển cấm đỗ xe. Xem ngày, giờ vi phạm, anh H.Anh xác định 2 lỗi này rơi đúng vào khoảng thời gian anh cho bạn mượn xe nên anh đã báo anh M.Q để đến trụ sở CSGT phối hợp xác minh, xử lý. "Trước tết bạn tôi nói lu bu nhiều việc nên hẹn qua tết, nhưng qua tết tôi gọi lại, anh Q. lại chần chừ, báo đủ lý do bận không đi được. Tôi cho mượn xe không lấy tiền gì, mà giờ 2 lỗi này tổng tiền phạt gần 15 triệu, còn bị trừ điểm GPLX nên tôi không thể lên đóng. Giờ anh Q. không lên đóng phạt tôi cũng không biết làm sao", anh H.Anh thở dài.Tương tự, anh Đức Minh (ngụ Khánh Hòa) khi tra hệ thống xử lý vi phạm qua hình ảnh cũng phát hiện "dính" phạt nguội lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông. Xem thời gian phát hiện lỗi, anh Minh thở phào vì thời gian này không phải anh cầm lái, mà xe cho người quen thuê với giá 500.000 đồng/ngày. Tưởng báo với người quen lên đóng phạt là xong, nhưng phiền phức mới bắt đầu từ đây khi người quen nói không có tiền đóng phạt vì lỗi này phạt quá nặng. "Chiếc xe gần đến ngày đăng kiểm, tôi không biết phải xử lý ra sao. Khi cho thuê thì tôi nghĩ quen biết nên không làm hợp đồng thuê gì cả", anh Minh nói. Trao đổi với PV, lãnh đạo một đội CSGT cho hay, khi phát hiện xe bị phạt nguội, CSGT sẽ trích xuất hình ảnh, gửi thông báo đến địa chỉ của chủ xe. Đến ngày hẹn, chủ xe hoặc người điều khiển xe mang đầy đủ giấy tờ đến trụ sở công an làm việc. Khi xác định được người điều khiển xe, CSGT mới lập biên bản và ra quyết định xử phạt sau đó. Theo CSGT, trường hợp xe bị phạt tại thời điểm chủ xe đang cho người khác mượn xe hoặc giao xe cho người khác điều khiển thì chủ xe phải chỉ ra người đó là ai để CSGT xác minh, lập biên bản. "Nếu người mượn xe không chịu phối hợp lên đóng phạt, chủ xe phải chứng minh được thời điểm đó giao xe cho người này bằng các bằng chứng liên quan như: giấy tờ hợp đồng cho thuê, mượn. Do đó, khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần làm giấy tờ rõ ràng, tránh các phiền phức về sau khi bị phạt nguội", CSGT giải thích.Trường hợp chủ xe không chỉ ra được người điều khiển xe của mình vi phạm là ai thì chủ xe phải chịu trách nhiệm về lỗi phạt nguội này.Bên cạnh đó, khi cho người khác mượn xe, chủ xe cần kiểm tra xem người mượn xe có đủ điều kiện lái xe hay không, có GPLX phù hợp loại phương tiện, có nồng độ cồn hay không... để tránh liên đới trách nhiệm phạt hành chính, thậm chí là hình sự khi có vi phạm.
Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, thực hiện Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định, đạt nhiều kết quả tích cực.Cụ thể, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đạt khá. Hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch có nhiều chuyển biến. Nhiều công trình, dự án trọng điểm được triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh khá cao, ước đạt trên 10%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 8,5%.Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Trà Vinh, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của ban hiện đạt khoảng 95%. Đơn vị đang tiếp tục thực hiện giải ngân, đảm bảo phấn đấu tối thiểu phải đạt 98%. Một số dự án tiêu biểu thực hiện vượt tiến độ thi công như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Trung tâm y tế TX.Duyên Hải; Xây dựng hội trường 500 chỗ của Trường cao đẳng nghề Trà Vinh; Xây dựng sân vận động (mới) tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2)…Năm 2025, UBND tỉnh Trà Vinh đề ra 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu. Trong đó, một số chỉ tiêu quan trọng như: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7 - 7,5%; thu nhập bình quân đầu người là 101 triệu đồng/người/năm; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thuế sản phẩm trong GRDP đạt 73,91%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 30.000 - 32.000 tỉ đồng; phát triển mới 520 doanh nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,02%; tạo việc làm tăng thêm cho 23.000 lao động; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số đạt 95,1%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,15%…Về dự toán thu, chi ngân sách năm 2025: dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hơn 14.971 tỉ đồng; thu ngân sách địa phương được hưởng 13.223 tỉ đồng (thu nội địa 6.682 tỉ đồng, thu bổ sung từ ngân sách Trung ương 4.886 tỉ đồng). Chi ngân sách địa phương 13.288 tỉ đồng.Để đạt được mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình của đơn vị và phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2025. Đồng thời, tập trung công tác giải ngân vốn đầu tư công, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thiện hồ sơ, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án - nhất là các công trình trọng điểm.Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương phát động phong trào thi đua năm 2025 và các sự kiện chào mừng ngày lễ lớn, đại hội Đảng các cấp. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, huy động nguồn lực hỗ trợ quà tết cho hộ nghèo, cận nghèo. Quan tâm chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi đối với người lao động trong dịp tết; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông.
Chứng thư giám mục Bá Đa Lộc gởi trưởng đoàn thám hiểm Côn Đảo nói gì?
Theo ông Phùng Mạnh Trường, Phó viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam, bao bì an toàn đã trở thành xu hướng cũng như nhu cầu của nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Bao bì thực phẩm thường được in nhiều hình ảnh thông tin như thành phần, hướng dẫn sử dụng, số lô, ngày hết hạn, mã vạch… đáp ứng đúng nhu cầu của pháp luật.